Tôn Tử binh pháp – tiếng Anh được gọi là The Art of War (Nghệ thuật chiến tranh) – hay còn được gọi là Binh pháp Ngô Tôn Tử, là sách chiến lược chiến thuật do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 trước công nguyên đời Xuân Thu.
Binh pháp Ngô Tôn Tử không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi Binh pháp Tôn Tử Tôn Tử được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại.
Không những rất được tôn vinh tại Trung Hoa mà kiệt tác này còn được hết mực ca ngợi ở nước Nhật Bản láng giềng. Đây được xem là một trong những binh thư kinh điển trong lịch sử quân sự thế giới. Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp Tôn Tử Tôn Tử lại không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như kinh tế học, thể dục thể thao, khoa học,…
Mục trong bộ Binh pháp tôn tử:
- Thiên thứ 1: Kế sách
- Thiên thứ 2: Tác chiến
- Thiên thứ 3: Mưu công
- Thiên thứ 4: Quân hình
- Thiên thứ 5: Binh Thế
- Thiên thứ 6: Hư thực
- Thiên thứ 7: Quân tranh
- Thiên thứ 8: Cửu biến
- Thiên thứ 9: Hành quân
- Thiên thứ 10: Địa hình
- Thiên thứ 11: Cửu địa
- Thiên thứ 12: Hỏa công
- Thiên thứ 13: Dùng gián điệp
- Các loại địa hình chiến đấu
- 36 kế trong Binh pháp Tôn Tử Tôn Tử
- Phương pháp 4 làm chủ
- Phân tích chi tiết Tam thập lục Kế trong Binh pháp Tôn Tử Tôn Tử
- Tôn Vũ đã cầm quân bao nhiêu lần?